SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
2
6
6
1
2
2
Tin tức sự kiện 08 Tháng Chín 2010 2:30:00 CH

Biểu dương những điển hình phòng, chống tham nhũng

 

 
 

Tại Hội nghị diễn ra ngày 7/9 ở Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những thành tích, sự kiên trì và lòng dũng cảm, chấp nhận cả sự trả thù nghiệt ngã của những người đang ngày ngày đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng, vì công lý, lẽ phải và vì sự bình yên của nhân dân.

 

Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích trong PCTN lần này có ý nghĩa quan trọng trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Hội nghị đã tạo cơ hội cho những người tiên phong trong công tác PCTN và cơ quan chuyên trách PCTN gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác PCTN của Đảng và Nhà nước ta.

 

Phó Thủ tướng mong muốn các cá nhân có thành tích về dự Hội nghị lần này tiếp tục đi đầu trong công tác đấu tranh PCTN, bằng biện pháp đúng đắn và tấm lòng trong sáng, không vụ lợi. Văn phòng BCĐ PCTN các cấp cần rà soát lại các vụ việc của các cá nhân trong Hội nghị đã phát hiện, tố cáo và có biện pháp giải quyết, xử lý kịp thời.

Sớm có cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng

Phó Thủ tướng nêu rõ, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng là mục tiêu của Đảng, Nhà nước cùng toàn xã hội và cần phải kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu này.

Trong đấu tranh chống tham nhũng, việc phát hiện và tố cáo các hành vi tham nhũng là rất quan trọng, là tiền đề cho công tác xử lý các vụ việc tham nhũng.

“Vì vậy cần có cơ chế bảo vệ tài sản, tính mạng, đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời đối với những người dũng cảm tố cáo các hành vi tham nhũng. Có như vậy, số lượng các vụ việc tham nhũng bị phát hiện và xử lý mới được nhiều hơn, triệt để hơn”, Phó Thủ tướng nói.

Để khuyến khích, động viên việc tố cáo, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, để công tác PCTN có hiệu quả hơn, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Văn phòng BCĐ và Bộ Công an sớm hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo các hành vi tham nhũng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bộ Nội vụ cũng cần hoàn chỉnh cơ chế khen thưởng người tố cáo tham nhũng.

Các cơ quan hữu quan cần quan tâm hơn nữa việc động viên, bù đắp mất mát của các cá nhân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Cấp ủy, chính quyền cơ sở phải có cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng và chịu trách nhiệm nếu người tố cáo tham nhũng bị trả thù. Các bộ, ngành, địa phương cũng cần tổ chức biểu dương, khen thưởng cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng tại đơn vị, địa phương mình.

Để người đấu tranh chống tham nhũng không đơn độc

Những tấm gương điển hình PCTN xuất hiện ở mọi cấp, mọi tổ chức, các giới, người cao tuổi và tầng lớp thanh niên. Trong tổng số 88 cá nhân được tuyên dương, 46 người dũng cảm trực tiếp tố cáo, đấu tranh với hành vi tham nhũng; 16 cán bộ thuộc lực lượng công an, 8 nhà báo, 7 cán bộ thanh, kiểm tra Đảng, 76 cán bộ đảng viên, 14 cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng.

Theo ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng BCĐ TƯ về PCTN, Hội nghị này là một minh chứng cho sự tiến triển tích cực về nhận thức, trách nhiệm, lòng tin vào sức mạnh và thắng lợi của cuộc đấu tranh PCTN dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Số người dám trực diện đấu tranh với tham nhũng ngày càng tăng. Tinh thần quả cảm, ý chí sắt đá, nghị lực và niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi của người tố cáo tham nhũng có tác dụng tích cực răn đe, ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng.

Các tham luận đầy xúc động, chứa đựng tâm tư, tình cảm và tâm huyết của các đại biểu tại Hội nghị như một bức tranh sống động cho thấy những khó khăn, vất vả và thách thức trong cuộc đấu tranh PCTN. Đồng thời cũng thể hiện rõ niềm tin tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước và sự công bằng, tiến bộ xã hội và bản lĩnh, ý chí đấu tranh bền bỉ của các tầng lớp nhân dân chống tham nhũng.

Các ý kiến cũng chỉ ra một thực trạng trong cuộc đấu tranh hết sức cam go này. Đặc thù của đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn. Do vậy, hình thức trả thù cũng rất tinh vi, không phải chỉ trước mắt mà còn lâu dài; không phải chỉ bằng bạo lực mà còn thông qua nhiều hình thức tinh vi khác. Người tố cáo ngoài bị đe dọa về thân thể còn bị phân biệt đối xử. Có người bị quy kết là làm mất đoàn kết, gây rối nội bộ, ít được thừa nhận và rất khó được các cấp chính quyền biểu dương, tôn vinh.

(Chinhphu.vn)

 


Số lượt người xem: 5335    
Tìm kiếm