SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
2
4
0
9
6
9
Tin tức sự kiện 23 Tháng Mười Hai 2011 2:55:00 CH

(TTTP) Thực hiện kết luận sau thanh tra, những vấn đề cần quang tâm

 

 

Ngày 21/12/2011, tại TP.Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ (TTCP ) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về quy trình theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện kết luận sau thanh tra, tham dự và chủ trì hội thảo có ông Nguyễn Tuấn Anh- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế- TTCP, ông Ngô Đại Tuấn- Phó Chánh Văn phòng- TTCP, lãnh đạo Thanh tra các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Đòi hỏi từ thực tiễn.

Báo cáo đề dẫn do Ban soạn thảo trình bày, đã nhấn mạnh, thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương trên phạm vi cả nước. Công tác thanh tra ngày càng khẳng định vị thế là một lĩnh vực hoạt động quan trọng, giữ vai trò đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng ổn định,  phát triển bền vững. Kết quả thanh tra thời gian qua cũng góp phần vào việc hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt là trong một số lĩnh vực then chốt. Thông qua công tác này, các cơ quan thanh tra nhà nước kiến nghị thu hồi nhiều tiền, tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt hoặc sử dụng sai mục đích. Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý sau thanh tra vẫn còn chưa tương xứng với hoạt động của toàn ngành và các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành Thanh tra. Thanh tra Chính phủ nói riêng và các tổ chức thanh tra nhà nước nói chung còn gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra. Thực trạng trên xuất phát từ một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa có một quy trình hướng dẫn thống nhất về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra trong công tác thanh tra. Thời gian qua, một số cơ quan thanh tra nhà nước đã tự xây dựng quy trình này song chưa mang tính hệ thống và bài bản. Vì vậy, việc xây dựng một quy trình nhằm hướng dẫn thống nhất về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Nội dung cơ bản của Thông tư

Ban soạn thảo cũng đưa ra định hướng xây dựng Thông tư quy định quy trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, bố cục, nội dung của Thông tư với 3 chương 26 điều, gồm các phần chính là: Nguyên tắc chung; về giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; trình tự các bước cần tiến hành trong quá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; thời điểm tiến hành các bước trong quá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra...

Theo ông Nguyễn Kiến Quốc- Phó Chánh Thanh tra TP.Hồ Chí Minh, trước mắt tạm thời xây dựng Hướng dẫn chung về viêc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra sau nâng lên thành Thông tư thì phù hợp hơn. Khi phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu trì hoãn, cố ý không chấp hành hoặc cản trở việc chấp hành, nếu đủ 3 yếu tố này, Chánh Thanh tra ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra. Ông Quốc băn khoăn, trước đây một người đã làm Trưởng đoàn thanh tra thì nay có được làm Trưởng đoàn kiểm tra hay không, Thông tư cần quy định rõ, nếu không sẽ xảy ra tình trạng khiếu nại của đối tượng thanh tra vì một lý do nào đó rất tế nhị. Chánh Thanh tra tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Quách Hữu Phước, cho rằng: Dự thảo Thông tư cũng bộc lộ nhiều điểm cần điều chỉnh, vì mục đích của Thông tư là tìm mọi biện pháp để thực hiện có hiệu quả kết luận sau thanh tra, ông Phước dẫn chứng Kết luận thanh tra do Chủ tịch UBND tỉnh ký thì UBND tỉnh phải thành lập Đoàn kiểm tra, do vậy, Thanh tra tỉnh không có quyền hạn trong việc này, đề nghị Ban soạn thảo cần bổ dung cho phù hợp với thực tế. Đại biểu Thanh tra tỉnh Kiên Giang, đề nghị cuộc kiểm tra cần rút ngắn, trong Dự thảo Thông tư đưa ra nhiều nội dung quá nên có những nội dung không cần thiết. Vấn đề đối thoại với đối tượng thanh tra trong cuộc kiểm tra là không cần thiết, không nên đưa nội dung này vào Dự thảo. Ông Lê Ngọc Rửa- Chánh Thanh tra tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Cường- Phó Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương, có chung nhận xét, việc xây dựng Thông tư là rất cần thiết, điều cần lưu ý là Đoàn kiểm tra  không xem xét lại hồ sơ của Đoàn thanh tra, vì trình tự thủ tục 1 cuộc thanh tra đã làm rất chặt chẽ, đối tượng thanh tra đã ký biên bản rồi. Đoàn kiểm tra lần này không cần phải có giám sát Đoàn kiểm tra, vì vai trò giám sát chỉ mang tính hình thức.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Tân Đông cho biết, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra sau thanh tra là công việc thường xuyên của ngành, công việc đơn giản nên trình tự cũng cần đơn giản, thời gian viết báo cáo cần rút ngắn. Thông tư cần chặt chẽ, nhẹ nhàng, dễ thực hiện, đáp ứng yêu cầu của các địa phương hiện nay.Ngoài ra còn có các ý kiến xung quanh việc dùng từ ngữ chưa chuẩn xác trong Dự thảo, về bố cụ của Dự thảo có thể chia ra 5 chương, biểu mẫu, thể thức văn bản, vấn đề chế tài trong thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra...

   Kết thúc hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thay mặt Ban soạn thảo nhận định, ý kiến của các đại biểu có nhiều nội dung phong phú, bổ ích, thiết thực, sát với thực tế ở địa phương, ở cấp cơ sở. Ban soạn thảo tiếp thu, tiếp tục hoàn chỉnh các nội dung của Thông tư và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đại biểu trong ngành Thanh tra.

 

 

 

Ảnh- Quang cảnh hội thảo. 

Minh Tâm


Số lượt người xem: 5393    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm