SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
4
9
8
4
0
Tin tức sự kiện toàn ngành 24 Tháng Năm 2017 8:25:00 SA

(TTTP) Quản lý thực phẩm tại TP HCM: Chồng chéo trách nhiệm giữa các cơ quan

 

                          

Cập nhật: 24/05/2017 06:48

(Thanh tra) - Theo đại diện Sở Công thương TP HCM, vấn đề quản lý an toàn thực phẩm tại TP còn nhiều bất cập, thực tế đang tồn tại là "một chiếc bánh bao" mà có tới 3 sở quản lý dẫn đến chồng chéo trách nhiện giữa các cơ quan.


 

Chồng chéo trách nhiệm giữa các cơ quan

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại thuộc Sở Công Thương TP HCM. Ảnh: CT

Đó là thông tin được ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại thuộc Sở Công Thương TP HCM đưa ra tại hội thảo về quản lý an toàn thực phẩm từ gốc thực trạng và giải pháp diễn ra ngày 23/5/2017.

Ông Phương cho biết vì được phân chia quản lý theo lĩnh vực nên còn tình trạng chồng chéo. “Chẳng hạn như cái bánh bao, trong đó có phần thịt do ngành Nông nghiệp quản lý, tinh bột thuộc ngành Công thương, phụ gia thực phẩm do ngành Y tế quản lý”, ông Phương nêu.

Theo đại diện Sở Công thương thì việc phân chia quản lý như vậy dẫn đến nhiều bất cập. Hiện nay đã chuyển về Ban An toàn thực phẩm TP nhưng vẫn còn một vài lĩnh vực thuộc quản lý của Sở Công thương.

“Hiện Sở Công thương có một phòng quản lý an toàn thực phẩm được TP cho phép lập với 30 nhân sự nhưng chỉ tuyển được 7 người, trong đó 2 người chuyển việc, còn lại 5 người quản lý một thị trường rộng lớn như TP HCM. Từng đó người chỉ tiếp nhận hồ sơ là hết thời gian làm việc, lấy đâu ra thời gian để họ đi kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh”, ông Phương nêu lên một thực trạng.

Để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Phương đề nghị nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất và phân phối. Như ở TP HCM, thực phẩm chiếm tới 80% phân phối qua 3 chợ đầu mối lớn là Thủ Đức, Hóc Môn và Bình Điền. Nếu quản lý chặt được nguồn thực phẩm qua 3 chợ đầu mối thì 80% thực phẩm vào TP đã được kiểm soát.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức cho biết, dù đã hết sức nỗ lực tuyên truyền, vận động, tập huấn cho các tiểu thương buôn bán tại chợ, tăng cường các biện pháp quản lý, truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn chưa dám đảm bảo chắn chắn hàng hóa bán từ chợ đều an toàn.

Mặt khác, theo một số đại biểu, việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm của TP vẫn còn những kẽ hở. Chẳng hạn, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn, uy tín mỗi năm bị thanh kiểm tra 5 - 6 lần, trong khi những cơ sở nhỏ lẻ với những bất an về an toàn thực phẩm thì rất ít bị kiểm tra.

Từ thực tế này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Một vấn đề khác đặt ra là TP HCM có thị trường tiêu thụ mà 85% thực phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh, thành khác, nếu TP HCM đơn phương thực hiện một số cơ chế, chính sách ràng buộc, những tiêu chí an toàn thực phẩm đặc thù thì tính khả thi cũng khó đạt được.

Bà Nguyễn Thị Nhã Trúc, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP. HCM cho biết bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sử dụng phụ gia bảo quản thực phẩm vẫn còn tồn tại. Các cơ quan chức năng phát hiện không ít trường hợp dùng chất Auramine O (vàng O) trong măng, thịt heo chứa chất tạo nạc, phẩm màu trong ruốc…

Nhiều chất bảo quản, phụ gia khác không được phép dùng, không rõ nguồn gốc trong bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm, ngâm, tẩm, ướp tạo màu sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.

Thống kê cho thấy mỗi ngày TP cần 1.000 - 1.200 tấn thịt, trong đó thịt heo khoảng 8.000 - 10.000 con, trâu và bò 800 - 900 con, gia cầm 100.000 - 120.000 con. Ngoài ra, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu khoảng 264.000 tấn/năm, chưa kể nhu cầu tiêu thụ rau của người dân thành phố lên đến 1 triệu tấn/năm và khoảng 170.000 tấn thủy sản/năm.

 

Chu Tuấn

 


Số lượt người xem: 1857    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm