SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
7
3
9
4
3
Tin chuyên ngành 03 Tháng Năm 2012 1:55:00 CH

(TTTP) Hội thảo về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại

 

      Tại Hội thảo do Thanh tra Chính phủ tổ chức:

      Cần sớm ban hành 2 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại và Luật tố cáo

      Trong 2 ngày 26, 27/4/2012, tại TP.Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật tố cáo, tới dự và chủ trì hội nghị có Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình, cùng các đại biểu là Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ, UBND và lãnh đạo Thanh tra các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

 

 

      Thay mặt lãnh đạo TTCP, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình đã phát biểu khai mạc hội nghị, nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hội thảo và gợi ý những vấn đề mà hội thảo cần đi sâu phân tích, đánh giá, có kiến nghị, đề xuất cụ thể, từ đó Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, chỉnh sửa, trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định trong thời gian tới.

Lãnh đạo Vụ Pháp chế- TTCP đã giới thiệu những nội dung chính của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại (KN), Luật tố cáo (TC), đó là: Sự cần thiết phải xây dựng 2 Nghị định, quá trình nghiên cứu, xây dựng Dự thảo, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Nghị định, bố cục nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật KN: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; KN, giải quyết KN trong đơn vị sự nghiệp công lập, trong doanh nghiệp nhà nước; công khai quyết định giải quyết KN, Hội đồng tư vấn giải quyết KN; nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung; thi hành quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật và Tiếp công dân. Về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TC, tập trung vào các vấn đề cơ bản: Về nhiều người cùng TC về một nội dung; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm; công khai kết luận nội dung TC, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC; các biện pháp bảo vệ người TC, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người TC; khen thưởng người có thành tích trong việc TC...

       Lãnh đạo Vụ pháp chế gợi ý và nêu những vấn đề trọng tâm, giúp các đại biểu tập trung thảo luận về Dự thảo 2 Nghị định.

       Ý kiến của các đại biểu đều nhấn mạnh đến việc cần thiết phải ban hành 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KN và Luật TC và phải hướng dẫn một cách cụ thể để thực hiện thống nhất trong cả nước.

 

 

       Đây là những vấn đề thiết thực, liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành Thanh tra nên được các đại biểu tham dự hội thảo rất quan tâm và tập trung thảo luận sôi nổi, góp ý cho 2 dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật KN, Luật TC. Về nhiều người KN về cùng một nội dung, các đại biểu thống nhất có từ 5 người trở lên KN thì cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết KN và phải lập thành văn bản. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc đại diện và văn bản cử đại diện. Người có thẩm quyền giải quyết nhiều người KN về cùng một nội dung sẽ ban hành quyết định giải quyết KN chung, sau đó ban hành quyết định giải quyết KN cho từng người. Việc công khai kết luận giải quyết KN, dự thảo quy định cụ thể trách nhiệm công khai giải quyết KN, hình thức công khai và thời gian công khai. Có thể chọn các hình thức công khai đăng trên báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan có người ra quyết định giải quyết KN, niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết KN.

       Các đại biểu nhất trí Trụ sở Tiếp công dân chỉ thành lập  ở cấp tỉnh, có con dấu và tài khoàn riêng, là cơ quan tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp công dân thường xuyên để tiếp nhận KN,TC, kiến nghị, phản ảnh, tiếp nhận, phân loại, đề xuất, xử lý bước đầu đơn KN, TC và chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, do Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh phụ trách. Đối với cấp huyện chỉ thành lập Nơi tiếp dân, do Phó Chánh Văn phòng UBND phụ trách. Xung quanh dự thảo nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TC, nhiều đại biểu tán thành với Dự thảo: Khi người TC có căn cứ cho rằng việc TC có thể nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, vị trí công tác, việc làm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người TC thì có quyền yêu cầu người giải quyết TC, cơ quan Công an áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết. Khi người TC, người thân thích của người TC đã có yêu cầu bảo vệ mà người có thẩm quyền bảo vệ không tiến hành bảo vệ kịp thời hoặc tiến hành không đầy đủ các biện pháp bảo vệ, dẫn đến gây thiệt hại cho người được bảo vệ thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra theo quy định của pháp luật.

      Thay mặt Ban soạn thảo, ông Đỗ Gia Thư- Vụ trưởng Vụ pháp chế- TTCP đã tiếp thu các ý kiến đóng góp, trao đổi, tranh luận của các đại biểu, báo cáo lãnh đạo TTCP, trên cơ sở đó sẽ bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh trình Chính phủ sớm ban hành 2 Nghị định nói trên.

Minh Tâm


Số lượt người xem: 4599    
Tìm kiếm