SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
6
6
2
7
8
Phòng chống tham nhũng 12 Tháng Bảy 2016 3:20:00 CH

(TTTP) Quyết tâm khắc phục hạn chế, yếu kém trong phòng, chống tham nhũng

 

Cập nhật: 12/07/2016 15:01           

(Thanh tra) - Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) diễn ra sáng ngày 12/7 tại Hà Nội.

 

Quyết tâm khắc phục hạn chế, yếu kém trong phòng, chống tham nhũng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN. Ảnh: Phương Hiếu

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao ý kiến tham luận của các đại biểu về kết quả 10 năm thực hiện Luật PCTN cũng như những kiến nghị và đề xuất phương thức thực hiện trong thời gian tới. Các ý kiến tham luận cho thấy công tác PCTN của Chính phủ đã tạo được chuyển biến cả trong nhận thức và hành động, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. 

Cũng theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai khá đồng bộ. Mặc dù liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực hiện của tất cả cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước nhưng vai trò quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước đã thể hiện tốt. 

Hầu hết các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai trên diện rộng tới từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã điều phối có hiệu quả, tạo được sự phối hợp, thống nhất trong tổ chức thực hiện, nên từng bước đưa các hoạt động phòng ngừa tham nhũng vào nền nếp và ngày càng được tổ chức thực hiện tốt hơn trong cả hệ thống chính trị.

“Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN của Chính phủ đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác PCTN, trong đó có một số nội dung rất đáng chú ý, liên quan đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như tình trạng thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các cấp, ngành; công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về PCTN ở một số Bộ, ngành, địa phương chưa đạt yêu cầu; khả năng tự phát hiện tham nhũng trong đơn vị còn yếu; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong PCTN”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên - đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Luật PCTN. Ảnh: Phương Hiếu

Về phương hướng, giải pháp và những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy, đảng, chính quyền các cấp cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác PCTN. 

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí" theo Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5, khóa XI. 

Gắn chặt công tác PCTN với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Kịp thời nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và căn cứ tình hình thực tế của tỉnh để chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hằng năm.

Các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương tiếp tục phát huy những ưu điểm, kết quả tích cực đạt được, đồng thời kiên quyết, quyết tâm khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN đã được nhận diện, nhất là những hạn chế liên quan đến trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của địa phương; rà soát, đánh giá và đẩy nhanh việc xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.

Ban soạn thảo Luật PCTN (sửa đổi) cần nghiên cứu đầy đủ các nội dung hạn chế, vướng mắc về thể chế, chính sách đã được rút ra qua tổng kết và những phương án đề xuất, kiến nghị để chọn lọc, tiếp thu và đưa vào Dự thảo Luật PCTN (sửa đổi).

Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng. tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương về công tác PCTN, nhất là với các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp về chống tham nhũng và thành viên các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn; kiến nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các Ủy ban của Quốc hội và các vị Đại biểu Quốc hội, các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và chính quyền các cấp tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh PCTN; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức…

 

Lê Nguyên

 

 


Số lượt người xem: 2275    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm