SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
5
6
1
0
8
Phòng chống tham nhũng 17 Tháng Chín 2010 2:30:00 CH

Một số nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng (Phần III)

Câu 21: Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm phòng ngừa tham nhũng được qui định như thế nào?

      1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sách Nhà nước, tín dụng ngân hàng, xuất khẩu nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý hộ khẩu, thuế, hải quan, bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải công khai thủ tục hành chính, giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật và đúng yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
      2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết công việc của mình giải thích rõ những nội dung có liên quan. Khi nhận được đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải kịp thời giải thích công khai.
      3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải thích chưa thoả đáng hoặc cố tình gây khó khăn, phiền hà thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền kiến nghị lên cơ quan, tổ chức, cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
 
Câu 22: Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp và trong công tác tổ chức- cán bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng đựơc qui định như thế nào?
      1. Việc thụ lý, điều tra, truy tố, kiểm sát, xét xử, thi hành án phải được công khai theo quyết định của pháp luật về tố tụng và các qui định khác của pháp luật có liên quan.
      2. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai về số lượng tiêu chuẩn, hình thức và kết quả tuyển dụng.
      Việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, chuyển ngạch, luân chuyển, điều động, khen thưởng, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, hưu trí đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động khác phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
 
Câu 23: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin như thế nào?
      1. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo qui định của pháp luật.
      Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niệm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.
      2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
      Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó.
      Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.
 
Câu 24: Công khai báo cáo hàng năm về phòng chống tham nhũng được tiến hành như thế nào?
      1. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm cung cấp về công tác phòng chống tham nhũng trong địa phương.
      2. Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng phải được công khai.
 
Câu 25: Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn được qui định như thế nào?
      1. Cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức tiêu chuẩn;
- Công khai các qui định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quyền lợi đối với từng loại chức danh trong cơ quan mình;
- Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
      2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách Nhà nước căn cứ vào qui định tại điểm 1 trên hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
      3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành trái pháp luật các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
 
Câu 26: Việc kiểm tra và xử lý vi phạm qui định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn nhằm phòng ngừa tham nhũng được qui định như thế nào?
      1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành và xử lý kịp thời hành vi vi phạm qui định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
      2. Người có hành vi vi phạm qui định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bị xử lý theo qui định của pháp luật.
      3. Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt qua.
      4. Người cho phép thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn mức quy định phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng thầp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thất hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được hưởng lợi.
 
Câu 27: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được qui định như thế nào?
      Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù  công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
      Qui tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
 
Câu 28: Những việc gì cán bộ, công chức, viên chức không được làm?
      1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau:
- Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
- Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp Luật Phòng, chống tham nhũng có quy định khác;
- Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và ngoài nước về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết;
- Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo qui định của Chính phủ;
- Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
      2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.
      3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình vào chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
      4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, me, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
      5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham gia các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí  vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng của doanh nghiệp.
      Qui định tại các điểm 1,2,3 và 4 trên cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị  thuộc Công an nhân dân.
 
Câu 29: Cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng như thế nào?
      1. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.
      2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
 
Câu 30: Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức khi không báo cáo hoặc không xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng được quyết định như thế nào?     

Cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà không báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không bị xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.


Số lượt người xem: 17938    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm