SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
4
4
6
2
4
2
Tin tức sự kiện 31 Tháng Năm 2011 3:10:00 CH

TP.Hồ Chí Minh: Hoàn chỉnh Quy trình Tiếp công dân-Xử lý đơn, một yêu cầu cấp bách

 

 

 

Phó Chánh Thanh tra TP Hoàng Đức Long, nhấn mạnh rằng, tranh chấp, KNTC là những vấn đề khác nhau cần được giải quyết bởi các cơ chế khác nhau, bên cạnh đó, Quyết định 132/2006/QĐ-UBND do UBNDTP ban hành kèm Quy định TCD, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, KNTC trên địa bàn TP.HCM được UBNDTP ký trước ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KNTC và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KNTC, nên có những quy định không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Điều này trái với nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, là văn bản cấp dưới phải phù hợp với văn bản do cấp trên ban hành.

Giải pháp

 Một số đại biểu là lãnh đạo Thanh tra quận- huyện khi phát biểu ý kiến tham luận đã tỏ ra bức xúc, bởi lẽ, Quyết định 132/2006/QĐ-UBND có khá nhiều nội dung trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều hạn chế, tập trung vào 3 nội dung chính như sau: Các quy định bất hợp lý, bất hợp pháp cần được sửa đổi, bổ sung, trong đó quy định về ủy quyền đối thoại, về các loại việc cần phải đối thoại…chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong qúa trình áp dụng về thành phần Hội đồng hòa giải do UBND phường, xã, thị trấn thành lập, địa điểm tổ chức đối thoại trong lĩnh vực bồi thường, ra thông báo hòa giải không thành, trách nhiệm tham mưu của các cơ quan, cách thức xử lý trường hợp rút đơn KN, trường hợp đã rút đơn KN rồi lại đề nghị được tiếp tục thụ lý đơn KN, hướng giải  quyết việc công dân yêu cầu được rút lại nội dung đơn tố cáo, đối với các đối tượng không tham gia đối thoại, cần xác định cụ thể thời gian tạm ngưng thụ lý hồ sơ khi mời 2 lần mà người KN không đến làm việc, để có sự đảm bảo về mặt quyền lợi của những người liên quan…Vấn đề mà hội thảo đặt ra là, việc hoàn thiện Quyết định 132/2006/QĐ-UBND nhằm đạt đến các mục tiêu: Giảm tầng lớp trung gian, khắc phục có hiệu quả việc vi phạm thời hạn giải quyết KNTC theo luật định đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của CBCC trong thực thi nhiệm vụ. Từ đó nâng cao vai trò tham mưu của các cấp, các ngành về chế độ trách nhiệm một cách cụ thể, thay vì chỉ định lượng như trước đây, mà xác định rõ từng cá nhân, tổ chức phải làm gì, làm như thế nào trong mỗi công đoạn của quy trình, xác lập từng hồ sơ tranh chấp, KNTC chặt chẽ, khoa học, đúng theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó là các biện pháp chế tài đối với hành vi trái pháp luật của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật trong lĩnh vực tranh chấp, KNTC và giải quyết tranh chấp, KNTC…

Như vậy, việc hoàn thiện Quy định TCD, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, KNTC trên địa bàn thành phố được ban hành kèm theo Quyết định 132/2006/QĐ-UBND của UBNDTP là phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn, là giải pháp ưu tiên, đây là yêu cầu bắt buộc của nguyên tắc pháp chế XHCN, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Chữ  “ Tâm ” kia mới bằng ba chữ tài.

Với nhận thức về tầm quan trọng của công tác TCD, trong các năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về công tác này, nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân cũng như củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, trong khi đó, pháp luật về KNTC và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ định ra những nguyên tắc, yêu cầu chung nhất đối với việc TCD mà chưa đưa ra một trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt động này. Hơn nữa, Quyết định 132/2006/QĐ-UBND cũng có quy định riêng cho công tác TCD nhưng đan xen với việc xử lý đơn tranh chấp, KNTC. Do đó, một khi đã xác định công tác TCD và xử lý đơn thư là công việc quan trọng, có ý nghĩa to lớn thì phải được quy định chi tiết, cụ thể, chặt chẽ nên việc ban hành một Quy trình riêng cho các công đoạn này là rất cần thiết, đảm bảo cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và thực hiện thông suốt, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho mục đích đề ra.

Ý kiến của các Chánh Thanh tra quận- huyện, sở- ngành có chung nhận xét, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trang giải quyết đơn thư của công dân vi phạm thời hạn luật định là do sự phối hợp không chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, mà lý do chính là từ trước đến nay chưa có một quy định của pháp luật có chế tài nghiêm khắc để xử lý CBCC, cơ quan Nhà nước không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong việc giải quyết đơn thư của công dân, của tổ chức, nếu có thì cũng quy định chung chung, mang tính hình thức. Chỉ có điều, như thế nào là “cố tình trì hoãn , không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết…” thì tùy theo nhận thức vấn đề của người áp dụng pháp luật hay việc đòi bồi thường thiệt hại thì cũng khó thực hiện, khi nhà nước vẫn chưa có một quy định cụ thể về việc bồi thường tiền của, công sức đã bỏ ra của công dân khi CBCC, cơ quan nhà nước kéo dài thời gian giải quyết KN không đúng luật. Trên thực tế, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một CBCC bị xử lý khi kéo dài thời hạn giải quyết đơn thư của công dân !? Vì vậy, việc xây dựng quy chế phối hợp là hết sức cần thiết, bao gồm phối hợp trong công tác TCD, trong việc giải quyết tranh chấp, KNTC. TCD phải gắn với giải quyết KNTC, phải là sản phẩm của công đoạn đầu vào của chuỗi công việc: TCD- Giải quyết KNTC- Thực hiện quyết định giải quyết KN, Văn bản giải quyết tố cáo…Có thể nói rằng, quan điểm và tư tưởng chủ đạo trong xây dựng quy chế là công tác TCD phải gắn bó hữu cơ như một chỉnh thế với công tác giải quyết KNTC, với hoạt đông thanh tra, phòng ngừa, đấu tranh chống tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể mà cán bộ TCD có cách xử lý phù hợp nhưng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ TCD không chỉ thành thạo về nghiệp vụ, chuyên môn mà còn phải có kiến thức tương đối sâu sắc, toàn diện ở nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý là, yếu tố đầu tiên và trên hết vẫn rất cần đến tấm lòng, đến chữ “ Tâm ” của người cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn và giải quyết KNTC, như đại thi hào Nguyễn Du, đã viết “ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài ” là vậy.

Minh Tâm


Số lượt người xem: 5858    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm